Đang truy cập: 91
Trong ngày: 1963
Trong tuần: 10900
Lượt truy cập: 2277953


Tế bào gốc phương pháp cải lão hoàn đồng

Giành giải Nobel 2012 nhờ nghiên cứu tế bào gốc

John B. Gurdon hiện công tác tại Viện Gurdon, đại học Cambridge,  Anh và Shinya Yamanaka, giáo sư trường đại học Kyoto và viện Gladstone, San Francisco, Nhật đã cùng giành được giải Nobel trong lĩnh vực Vật lý và Y tế cho công trình có tên: tái cơ cấu tế bào.


John B. Gurdon của Anh và Shinya Yamanaka của Nhật đã cùng giành được giải Nobel trong lĩnh vực Vật lý và Y tế cho công trình có tên: tái cơ cấu tế bào. Giúp mở ra khả năng thúc đẩy việc nhân giống tế bào hoặc chữa bênh bằng phương pháp sử dụng tế bào gốc.

Công trình nghiên cứu của 2 ông đã chỉ ra rằng một tế bào trưởng thành có thể trở về tình trạng giống như khi còn ở thể phôi thai, và vì thế có thể phát triển để trởt hành 1 dạng tế bào khác trên cơ thể con người.

Điều này đồng nghĩa với việc ta có thể quay ngược thời gian, về mặt sinh học.  Thành quả vĩ đại này của khoa học hiện đại có thể khiến chúng ta viết lại những cuốn sách giáo khoa sinh học, đồng thời mở ra một lĩnh vực nghiên cứu mới.
 

John B. Gurdon của Anh và Shinya Yamanaka của Nhật đã cùng giành được giải Nobel trong lĩnh vực Vật lý và Y tế. Ảnh: Getty


Nếu không có phát hiện này (tái cơ cấu tế bào) thì việc nhân bản vô tính cừu Dolly và nhiều thí nghiệm  nhân bản vô tính sau này khó có thể thực hiện được. Công trình này cũng cho phép chúng ta tạo ra một tế bào gốc phôi thai mà không cần làm hỏng phôi thai. Điều quan trọng nhất là trong tương lai, chúng ta có thể sử dụng tế bào trưởng thành của cha mẹ để tạo ra những mô mới và chữa bệnh.

Các nhà khoa học trước đây tin rằng tế bào của chúng ta chỉ có 1 hướng phát triển: từ những quả trứng được thụ tinh, thành phôi thai chưa hoàn chỉnh, thành tế bào chưa phân hóa, sau đó phát triển dần lên thành người với những tế bào riêng biệt như tế bào máu, xương, cơ và da.

Nghiên cứu của 2 nhà khoa học Gurdon và Yamanaka đã chỉ ra rằng những tế bào đã phân hóa vẫn có thể quay lại về với trạng thái chưa hoàn chỉnh.

Năm 1962, tiến sỹ Gurdon đã tiến hành một thí nghiệm táo bạo, ông thay nhân của một tế bào trứng ếch bằng nhân tế bào ruột của một con nòng nọc. Kết quả là quả trứng ếch phát triển thành một con nòng nọc trưởng thành, thay vì một con ếch. Từ đó ông rút ra kết luận là: bộ gen của một tế bào trưởng thành cũng chứa đầy đủ thông tin cần để phát triển thành bất cứ một tế bào thuộc bất kỳ một cơ quan nào trên cơ thể.

40 năm sau, tiến sỹ Yamanaka đã tìm ra cách tái cơ cấu một tế bào về trạng thái trước đó, trạng thái chưa trưởng thành mà không cần phải chuyển rời nhân. Ông lồng một vài gen vào tế bào trưởng thành của người để đưa chúng về trạng thái phôi thai. Những thí nghiệm chuyên sâu về sau khẳng định những tế bào dạng phôi thai này có thể chuyển thành tế bào tim, thần kinh và những mô khác.

"Hỏa ngục của phụ nữ là tuổi già"

Ngạn ngữ

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
 

(c) 2012 Showroom - 68/6/3 Đường Số 3, KP6, Bình Hưng Hòa A, Bình Tân, HCM.

Email hỗ trợ chung: Beaumoreforever@gmail.com - Website: www.beaumore.vn

Điện thoại liên hệ 24/24:  0902 508 653 - 0914 240 539